Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Lý Do Các Đầu Bếp Yêu Thích Chickpea Là Gì, Bạn Biết Chưa?

Là một Đầu bếp chuyên về các món Âu, bạn đã biết Chickpea là gì chưa? Có nguồn gốc từ châu Phi, sau đó du nhập vào các nước châu Mỹ, châu Âu rồi lan rộng khắp thế giới, Chickpea đã trở thành thành phần không thể thiếu trong các món ăn vạn người mê như Chickpea Salad, Chickpeas Pasta, Chickpea Curry, Chickpeas Soup…

Chickpea là gìNhững món ăn giàu dinh dưỡng từ Chickpea – Ảnh: Internet

Chickpea là gì?

Chickpea được biết đến là một loại đậu, còn có tên gọi khác là đậu răng ngựa hoặc đậu gà. Khi còn non, Chickpea có màu xanh nhạt và chuyển sang vàng nâu khi chín, đậu có vị ngọt thanh. Gọi Chickpea là đậu gà vì hạt đậu nhú ra chiếc phôi nhỏ xinh màu vàng óng giống mỏ gà con.

Chickpea trong tiếng Tây Ban Nha là Garbanzo, Italia là Ceci. Loại đậu này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao bậc nhất trong các loại họ đậu vì chúng giàu protein, vitamin và khoáng chất. Đó là lý do tại sao người ta thường dùng Chickpea trong cách thực đơn chữa bệnh, ăn kiêng, tăng cường sức khỏe.

Chickpea - loại đậu được sử dụng phổ biến trong ẩm thực,Chickpea là loại đậu được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, đặc biệt là món Âu
– Ảnh: Internet

Thành phần dinh dưỡng của trong Chickpea

  • 100gr Chickpea sẽ chứa các thành phần với hàm lượng như sau:
  • 269 calo,
  • 45gr gam carbohydrate,
  • 15gr protein,
  • 13gr chất xơ,
  • 4gr chất béo,

Theo đó, 100gr Chickpea sẽ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể:

  • 50% nhu cầu kali mỗi ngày,
  • 02% vitamin A,
  • 21% canxi,
  • 13% vitamin C,
  • 69% sắt,
  • 02% natri,
  • 55% vitamin B6,
  • 57% magie.

Bên cạnh đó, Chickpea còn chứa vitamin K, kẽm, phốt pho, mangan, đồng, selen… tốt cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời từ Chickpea

Bảo vệ tim mạch

Như đã đề cập ở trên, trong Chickpea có chứa hàm lượng vitamin B6, C, Kali, chất xơ dồi dào nên chúng được xem là thực phẩm vàng đối với sức khỏe tim mạch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người sử dụng Chickpea thường xuyên sẽ giảm được lượng Cholesterol xấu đáng kể khỏi cơ thể. Và khi dùng Chickpea với các loại ngũ cốc, tinh bột thì chúng sẽ kết hợp với nhau bổ sung nguồn protein lớn cho cơ thể.

món ăn từ ChickpeaChickpea được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn vì những lợi ích vượt trội
– Ảnh: Internet

Ngăn ngừa các bệnh ung thư

Thành phần Chickpeas chứa Phytochemical gọi là Saponin, có đặc tính chống oxy hóa, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Không dừng lại ở đó, hàm lượng chất có trong Chickpea còn đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp cũng như sửa chữa DNA, từ đó ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư do đột biến DNA gây ra.

Tốt cho quá trình tiêu hóa

Lý do Chickpea hỗ trợ hiệu quả đường tiêu hóa là vì chúng có hàm lượng chất xơ cao (nằm trong top 20 thực phẩm có nguồn chất xơ cao nhất). Lượng chất xơ này giúp cân bằng độ pH, vi khuẩn trong ruột, tăng số lượng vi khuẩn có lợi, giảm vi khuẩn xấu trong cơ thể.

Giúp xương cơ thể chắc khỏe

Vitamin và khoáng chất có trong loại đậu này đều hỗ trợ hiệu quả quá trình bảo vệ cấu trúc xương thêm chắc khỏe, không bị lão hóa sớm.

Giảm viêm

Nhờ chứa nhiều phức hợp vitamin B, Chickpea có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ giấc ngủ, chuyển động cơ bắp, tiếp nhận thức ăn/ dinh dưỡng, duy trì cấu trúc màng tế bào, giảm tình trạng viêm mãn tính… cho người sử dụng loại đậu này thường xuyên.

Giảm cân, giữ gìn vóc dáng

Chất xơ cao, chỉ số đường huyết thấp trong Chickpea thích hợp cho chế độ giảm cân bởi chúng thúc đẩy cảm giác no lâu hơn, làm giảm lượng calo mà cơ thể tiếp nhận, từ đó tránh được tình trạng béo phì, giúp giữ gìn vóc dáng.

Chế biến Chickpea như thế nào?

Chickpea thường được bảo quản ở dạng khô nên trước khi chế biến thành món ăn, bạn cần ngâm chúng ít nhất 8 tiếng nhằm giảm thiểu các enzim bất lợi cho tiêu hóa. Sau đó, người ta thường dùng Chickpea để:

  • Nấu cùng với cháo, cơm, gà, bò…
  • Hầm nhừ trong nồi áp suất, nghiền ra làm bánh.

Tuyệt đối không nên ăn sống vì trong đậu cũng chứa một số chất không tốt, cần được nhiệt phân hủy.

Hy vọng với những thông tin mà Vieclamdaubep.vn chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ giá trị dinh dưỡng, lợi ích, cách chế biến của Chickpea là gì để sử dụng phù hợp, giúp tăng cường sức khỏe bản thân lẫn gia đình.

The post Lý Do Các Đầu Bếp Yêu Thích Chickpea Là Gì, Bạn Biết Chưa? appeared first on Việc Làm Đầu Bếp.

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Tiếng Anh Thông Dụng Cho Dân Nghề Bánh, Bạn Nắm Hết Chưa?

Không phải khi làm việc trong nhà hàng nước ngoài hay có Bếp trưởng nước ngoài thì bạn mới cần trau dồi trình độ ngoại ngữ. Hiện nay, dụng cụ đo lường đến nguyên vật liệu làm bánh hầu như đều dùng thông số, tên gọi tiếng Anh. Chính vì thế, đã là dân làm Bánh, bạn nhất định phải nắm các tên gọi tiếng Anh thông dụng này.

đầu bếp bánh biết tiếng anhLà Đầu bếp bánh chuyên nghiệp, bạn có tự tin về vốn tiếng Anh trong nghề không?
– Ảnh: Internet

Tiếng Anh thông dụng về dụng cụ làm bánh

  • Cake pan: Khuôn làm bánh,
  • Cookie cutter: Khuôn dùng để cắt bánh quy,
  • Muffin fin: Khay làm bánh muffin,
  • Sieve: Rây bột,
  • Whisk: Phới lồng,
  • Spatula :Phới dùng trộn bột,
  • Electric mixer: Máy đánh trứng hay máy dùng trộn bột,
  • Parchment paper: Giấy nến,
  • Flour – sifter: Cái rây bột bánh,
  • Mixing bowl: Thố trộn bột hay còn gọi là tô trộn hỗn hợp,
  • Pastry brush: Cọ dùng quét bánh,
  • Potato masher: Dụng cụ nghiền khoai tây,
  • Oven mitts: Găng tay chống nóng cho Đầu bếp,
  • Toaster: Lò nướng bánh mì,
  • Microwave: Lò vi sóng,
  • Kitchen scale: Cân nhà bếp,
  • Roasting pan: Chảo để nướng,
  • Oven: Lò nướng,
  • Baking sheet: Khay nướng bánh,
  • Oven cloth: Khăn lót lò,
  • Peeler: Dụng cụ bóc vỏ,
  • Lemon squeezer: Dụng cụ dùng vắt chanh,
  • Zester: Dụng cụ bào vỏ chanh, cam
  • Rolling pin: Cây dùng cán bột,
  • Kitchen foil: Giấy bạc,
  • Cling film/ Plastic wrap: Màng bọc thực phẩm,
  • Chopsticks: Đũa,
  • Fork: Dĩa,Sauce pan: Cái nồi,
  • Bowl: Tô/chén,
  • Ladle: Môi múc,
  • Grater/Cheese Grater: Cái nạo,
  • Tray: Cái khay (mâm),
  • Cake turntable: Bàn xoay,
  • Knife: Dao,
  • Frying pan: Chảo rán,
  • Tablespoon: Thìa to,
  • Wooden spoon: Thìa gỗ,
  • Measuring cups: Cốc dùng đong,
  • Measuring spoons: Thìa đong.

dụng cụ làm bánh thông dụngCác dụng cụ làm bánh thông dụng – Ảnh: Internet

Tiếng Anh mô tả mùi vị bánh

  • Sweet: Vị ngọt và có mùi thơm nhẹ, tương tự mật ong,
  • Sickly: Có mùi hơi tanh,
  • Sour: Đã có mùi ôi thiu, chua,
  • Salty: Vị mặn (có muối),
  • Tasty: Có hương vị ngon,
  • Bland: Nhạt nhẽo, kém hấp dẫn,
  • Poor: Chất lượng quá kém,
  • Horrible: Có mùi khó chịu.

miêu tả hương vị bánh bằng tiếng anhGiờ thì bạn đã tự tin để miêu tả hương vị món bánh bằng tiếng Anh rồi chứ?
– Ảnh: Internet

Tiếng Anh các loại bánh thông dụng

  • Cake: Là tên gọi chung cho các loại bánh ngọt nướng lò, có hàm lượng chất béo lẫn độ ngọt cao.
  • Chiffon: Là dạng bánh bông xốp mềm được tạo thành nhờ việc đánh bông lòng trắng và lòng đỏ riêng biệt.
  • Coffee cake: Dòng bánh mì có dạng chữ nhật, vuông, tròn… Bánh dùng ngon nhất khi còn âm ấm kèm với cafe.
  • Cookie: Là bánh quy mà người Việt vẫn hay gọi.
  • Croissant: Được hiểu là bánh sừng bò.
  • Cupcake: Là một dòng của bánh cake, có dạng nhỏ thường bao quanh bởi lớp giấy hình cốc xinh xắn, trên mặt bánh được trang trí nhiều lớp kem, trái cây…
  • Fritter: Loại bánh có vị mặn lẫn ngọt, được chiên ngập trong dầu và chúng có nhiều hình dạng khác nhau.
  • Loaf: Bánh mì có dạng khối hình chữ nhật.
  • Pancake: Bánh rán được làm chín bằng cách quét lớp dầu hoặc bơ mỏng lên mặt chảo.
  • Pastry: Dùng để chỉ các sản phẩm liên quan tới việc sử dụng bột, trứng, chất béo và được nướng lên.
  • Pie: Là loại bánh có vỏ kín, bên trong chứa nhân.
  • Pound cake: Bánh chứa hàm lượng đường, chất béo đều ở mức cao. Loại bánh này thường có kết cấu năng, đặc hơn các dạng bông xốp.
  • Sandwich: Được hiểu là bánh mì gối.
  • Scone: Dạng bánh mì nhanh phổ biến tại nước Anh, có nguồn gốc Scottish. Ban đầu, chúng có dạng hình tròn lớn, người ta sẽ cắt chúng ra thành những phần nhỏ tam giác rồi mới bắt đầu thưởng thức.
  • Tart: Là một dạng đặc biệt của bánh pie nhưng không có lớp vỏ bọc kín nhân mà được nướng hở phần nhân lộ ra ngoài.
  • Waffle: Là bánh có dạng mỏng được nướng trong khuôn riêng.

Hy vọng, với những thông tin mà Vieclamdaubep.vn chia sẻ trên đây, sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới bổ sung vào cuốn cẩm nang tiếng Anh nghề bánh của mình.

The post Tiếng Anh Thông Dụng Cho Dân Nghề Bánh, Bạn Nắm Hết Chưa? appeared first on Việc Làm Đầu Bếp.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Cách Phân Biệt Các Loại Thịt Bò Chuẩn Cho Đầu Bếp

Thịt bò tươi là nguyên liệu chính của nhiều món ăn Á – Âu, chất lượng thịt bò quyết định mức độ thơm ngon, chuẩn vị của món ăn. Tuy nhiên thịt bò cũng có nhiều kiểu loại, phù hợp với từng món ăn khác nhau. Bạn đang là Đầu bếp? Bạn đã biết cách phân biệt các loại thịt bò chuẩn cho Đầu bếp chuyên nghiệp chưa?

Thịt bò có nhiều loạiThịt bò có nhiều loại mà bạn cần nắm chắc tính chất để phân loại – Ảnh: Internet

Từ nguyên liệu thịt bò, Đầu bếp có thể chế biến thành nhiều món ăn như beefsteak, bò xào, bò nướng… để phục vụ theo khẩu vị khác nhau của thực khách. Trên thị trường hiện nay, thịt bò có nhiều loại khiến Đầu bếp khó lựa chọn và vẻ bên ngoài của thịt bò cũng dễ nhầm lẫn với một số loại thịt khác. Cách phân biệt các loại thịt bò chuẩn cho Đầu bếp dưới đây sẽ giúp bạn – những Đầu bếp tương lai dễ dàng lựa chọn nguyên liệu trong nấu nướng.

Cách chọn thịt bò chuẩn ngon

Phân biệt thịt bò giả

Ngày nay, một số nơi ngâm thịt heo với một số loại hóa chất để “đội lốt” thịt bò nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho cửa hàng. Để tránh nhầm lẫn, khi lựa chọn thịt bò, bạn cần chú ý:

  • Thịt bò giả có màu đỏ nhạt, nhìn không tự nhiên, màu không đều, dùng tay miết nhẹ vào miếng thịt thấy có phẩm màu dính tay.
  • Thớ thịt bò thật nhỏ, dài, phần mỡ màu vàng nhạt, trong khi thớ thịt bò giả lại to, ngắn, mỡ màu trắng. Khi bạn cắt thịt bò giả, thịt không dính vào dao mà có nước rỉ ra.
  • Sau khi chế biến, thịt bò giả thường mềm, mất màu còn thịt bò thật sau khi chế biến vẫn giữ được màu đỏ đậm, vị ngọt và hơi dai.

Cách nhận biết thịt bò tươi, ngon

Thịt bò tươi ngon khi ấn nhẹ có độ đàn hồi, màu đỏ tươi và không lạnh. Thớ thịt bò loại ngon sẽ nhỏ, khô mịn, mỡ màu vàng, không có mùi hôi tanh. Thịt bò lạnh sẽ có màu hơi sẫm, tái do để lâu trong tủ lạnh, thịt bò này sẽ không giữ được vị ngọt đặc trưng. Các Đầu bếp lưu ý, thịt bò nếu để lâu khi ấn nhẹ sẽ thấy hiện tượng lõm xuống, thớ thịt bị nhão, không giữ được độ cứng. Hoặc bạn để ý khi cắt thịt bò còn dính vào dao là thịt bò còn tươi ngon.

nhận biết thịt bò ngonThịt bò ngon có màu đỏ tươi, thớ thịt nhỏ và dài – Ảnh: Internet

Phân biệt thịt trâu và thịt bò

Thịt trâu và thịt bò già có chung đặc điểm là thớ thịt to, màu sậm tương đương nhau, vì vậy bạn cần phân biệt chúng dựa vào màu mỡ. Thịt bò già có có màu hơi xám (kiểu vàng sậm), trong khi thịt trâu có mỡ màu trắng. Đa số thịt trâu có màu thịt sậm hơn thịt bò, bạn hoàn toàn có thể phân biệt 2 loại thịt này bằng mắt thường.

Chọn thịt bò cho từng kiểu chế biến

Món nướng: Đối với món nướng hoặc chế biến kiểu đút lò, bạn nên chọn loại thịt thăn ngoại (nếu là bò nhập khẩu) và thịt thăn nội (nếu là thịt bò Việt Nam) vì chúng khá mềm, hoặc bạn có thể dùng phần thịt sườn, thịt ba chỉ hoặc thịt nạm để nướng.

Món hầm và món kho: Phần thịt có cả gân và mỡ như nạc mông, nạc vai, nạm, bắp sẽ phù hợp để chế biến các món bò hầm hoặc bò kho.

Món trộn, gỏi: Để làm các món trộn hay gỏi, bạn nên chọn phần thịt phi lê hoặc bắp bò. Bạn có thể chần thịt bò qua nước sôi để bò được mềm hơn, món gỏi sẽ chuẩn ngon hơn.

Món nước: Đối với món soup hoặc nước, Đầu bếp nên sử dụng phần thịt đuôi bò, cổ bò hay mông bò vì đó là những bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng, hầm thành nước rất ngọt và đậm vị.

Món beefsteak, xào, nhúng: Các món chế biến nhanh nên chọn phần thịt đùi hoặc thịt thăn vì thịt mềm, nhanh chính và không bị dai.

Thịt bò dùng để làm beefsteak Thịt bò phần đùi hoặc thịt thăn thường được dùng để làm beefsteak – Ảnh: Internet

Thịt bò có rất nhiều loại, để lựa chọn được loại thịt bò tươi ngon nhất bạn phải nắm chắc bí quyết và tính chất từng loại. Cách phân biệt các loại thịt bò chuẩn cho Đầu bếp mà Vieclamdaubep.vn vừa chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được nguyên liệu chất lượng để tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn.

The post Cách Phân Biệt Các Loại Thịt Bò Chuẩn Cho Đầu Bếp appeared first on Việc Làm Đầu Bếp.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Jamie Oliver Và Gordon Ramsay – Hai Thế Cực Đối Đầu Nhau

Đều là Đầu bếp nổi tiếng bậc nhất thế giới, tuy nhiên Jamie Oliver và Gordon Ramsay lại khó có thể chung sống hòa bình do mâu thuẫn trong ý kiến cá nhân. Hai Đầu bếp cùng sở hữu tài nấu ăn chuyên nghiệp bậc thầy, thế nhưng điều gì đã dẫn đến sự xung đột này? Hãy cùng Vieclamdaubep.vn tìm hiểu nhé.

Gordon Ramsay Gordon Ramsay – Người sáng lập nên chương trình Master Chef – Ảnh: Internet

Nhắc đến Đầu bếp chuyên nghiệp trên thế giới, bạn không thể không nhớ tới Gordon Ramsay và Jamie Oliver. Tuy nhiên, ít ai biết được hai vị Đầu bếp tài năng, nắm giữ vô số giải thưởng danh giá và sở hữu nhiều nhà hàng nổi tiếng toàn cầu này lại có mâu thuẫn cá nhân, dẫn đến lời tuyên bố “không thể đứng chung một gian bếp”.

Gordon Ramsay – Sự chuyển hướng thành công

Gordon Ramsay có ước mơ trở thành cầu thủ bóng bầu dục, tuy nhiên chấn thương ở đầu gối khiến ông phải dừng bước và chuyển hướng sang học hỏi, tích lũy kiến thức về Ẩm thực. Gordon Ramsay là Đầu bếp cực kỳ nóng tính, ông thường xuyên tham gia các chương trình truyền hình về Ẩm thực và xuất bản sách nấu ăn, ông cũng là người sáng lập nên chương trình Master Chef nổi tiếng.

Hiện tại, Gordon Ramsay quản lý chuỗi nhà hàng của mình và cực kỳ thành công trong sự nghiệp này. Năm 2009, Gordon Ramsay được bình chọn là người có sức ảnh hưởng lớn tới nền công nghiệp lưu trú và Ẩm thực của Anh và là chủ nhà hàng quyền lực nhất do Caterer and Hotelkeeper bình chọn.

đầu bếp Jamie OliverJamie Oliver – Đầu bếp nổi tiếng chống lại thói quen nấu nướng xấu – Ảnh: Internet

“Naked Chef” Jamie Oliver

Khác với Gordon Ramsay, Jamie Oliver có cơ hội được tiếp xúc với nghề Bếp ngay từ nhỏ. Ông làm việc ở một cửa hàng bánh trước khi trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp. Jamie Oliver có biệt danh “Naked Chef” – người chống lại các chế độ ăn kiêng vô độ và thói quen nấu nướng xấu của Mỹ. Ông được biết đến không chỉ là Đầu bếp mà còn là người viết sách và tham gia một số chương trình truyền hình về Ẩm thực.

“Không đứng chung một gian bếp”

Mâu thuẫn giữa 2 vị Đầu bếp này bắt đầu vào một lần Gordon Ramsay lên tiếng chê khả năng dẫn chương trình của Jamie Oliver trên một chương trình của Úc. Ngay sau đó, Oliver đã đáp trả ngay, ông cho rằng Gordon Ramsay đã bất lịch sự khi chê bai người khác khi bản thân chưa thử làm công việc đó. Tiếp đó, cuối năm 2009, Gordon Ramsay đã thẳng thắn than phiền với TMZ về chất lượng thực phẩm tại một nhà hàng của Oliver.

Cuộc xung đột vẫn chưa dừng lại khi Jamie Oliver tuyên bố: “Nếu tôi chọn giữa sách nấu ăn của Gordon Ramsay hay vợ anh ấy – Tana Ramsay, thì đó chắc chắn là của Tana”. Thậm chí, Oliver còn tuyên bố ông sẽ không bao giờ đứng chung gian bếp với Gordon Ramsay và cho rằng ông ấy luôn ghen tị với thành công của mình.

Jamie Oliver và Gordon RamsayJamie Oliver và Gordon Ramsay – “Không bao giờ đứng chung gian bếp” – Ảnh: Internet

Hiện tại, cả Jamie Oliver và Gordon Ramsay đều rất thành công và có chỗ đứng vững chắc trong nghề Bếp. Tuy nhiên, “cuộc chiến” giữa hai Đầu bếp nổi tiếng thế giới này không dễ gì xóa bỏ. Ngày nay, khi nhắc đến Gordon Ramsay và Jamie Oliver, mọi người không chỉ nhớ tới tài năng của họ mà còn không quên được cuộc đối đầu không hồi kết này.

The post Jamie Oliver Và Gordon Ramsay – Hai Thế Cực Đối Đầu Nhau appeared first on Việc Làm Đầu Bếp.

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Điểm Danh Những Câu Nói Hay Về Nghề Đầu Bếp

Cần lắm những lời động viên vực dậy tinh thần, cần lắm những lời chia sẻ chân thành để tiếp thêm sức mạnh, cần lắm mỗi lúc cảm thấy bế tắc lại được nghe những câu nói hay về nghề Đầu bếp, để lửa đam mê lại cháy sáng. Hiểu được nỗi lòng của người làm bếp, Vieclamdaubep.vn đã tổng hợp những câu nói hay về nghề Đầu bếp trong bài viết này.

gắn bó với nghề bếpMuốn gắn bó dài lâu với nghề, bạn cần có động lực để theo đuổi – Ảnh: Internet

Đầu bếp giúp mọi người có thêm sức khỏe, niềm vui

“Bác sĩ chữa bệnh cứu người, giáo viên truyền dạy kiến thức giúp con người hoàn thiện nhân cách, còn Đầu bếp thì tạo ra món ăn ngon giúp mọi người có thêm sức khỏe, niềm vui để học tập và làm việc. Mỗi nghề đều chứa đựng những khó khăn, vinh quang riêng và Đầu bếp cũng vậy”, Giám khảo MasterChef Việt Nam 2014 – Đầu bếp Nguyễn Văn Minh chia sẻ.

Trải qua nhiều khó khăn, có lúc muốn từ bỏ cả đam mê nên Nguyễn Văn Minh hiểu được cảm giác của những người trẻ cũng đang chênh vênh giống mình đã từng. Chính vì thế, Đầu bếp Minh luôn tâm niệm rằng hãy dùng động lực từ khách hàng, niềm vui trong công việc để gạt bỏ trở ngại, tiếp tục đồng hành nghề Bếp.

Sức khỏe, gan lì, tầm nhìn, tư duy mở là điều cần thiết

Gordon Ramsay – Bếp trưởng người Anh và là một trong những Đầu bếp nổi tiếng nhất thế giới cho rằng: “Nấu ăn là một nghề đòi hỏi người theo đuổi cần có sức khỏe, gan lì, tầm nhìn rộng và tư duy mở. Còn gì tuyệt vời bằng việc được đi khắp thế giới, thưởng thức những món ăn hảo hạng nhất, dù cho bạn có phải là Đầu bếp hay không”.

học hỏi để giỏi hơnHọc hỏi chính là điều giúp Gordon Ramsay giỏi hơn – Ảnh: Internet

“Bạn hãy dành 14 năm ở độ tuổi 16 đến 29 để tiếp thu kiến thức về nghề nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung bởi không có tấm hộ chiếu nào tốt nhất bằng kho tàng kiến thức. Nấu ăn là một hành trình, bạn cần trang bị cho mình sự tự tin để thỏa sức thể hiện và khiêm tốn cần thiết để dung nạp thêm nhiều kiến thức mới. Ở tuổi 42, tôi vẫn vô cùng hào hứng mỗi khi có được thông tin mới, giúp ích cho công việc của mình”, Gordon Ramsay gửi gắm đến các bạn trẻ hiện nay.

Không ai giỏi ngay từ lần đầu

Thạc sĩ ẩm thực và dinh dưỡng kiêm Đầu bếp chuyên nghiệp Phan Tôn Tịnh Hải tâm sự: “Chẳng ai giỏi ngay từ lần đầu tiên cả, không trải qua thất bại thì bạn sẽ không thể nào biết mùi vị thành công ngọt ngào ra sao”. Thế nên, bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý là nghề Bếp sẽ rất vất vả, để từng bước từng bước cố gắng để vượt qua. Dần dần, bạn sẽ gặt hái nhiều thành quả xứng đáng, càng có thêm động lực để gắn bó với nghề.

khó khăn nghề bếpVượt qua khó khăn, bạn sẽ cảm thấy yêu thêm nghề Bếp – Ảnh: Internet

Khi đã thực sự yêu, bạn sẽ không thấy nó nhàm chán

“Mỗi lần cầm muôi và chảo lúc làm bếp, tôi tự cảm thấy bản thân thật là oách. Khi yêu ‘điên cuồng’ một cái gì đó, bạn sẽ chẳng bao giờ nhàm chán dù đó là công việc cứ lặp đi lặp lại hàng ngày”, Đầu bếp Nguyễn Khắc Huy mỉm cười khi nhắc về công việc “lắc chảo” của mình.

Vieclamdaubep.vn tin rằng, đây không chỉ là suy nghĩ riêng của Đầu bếp Nguyễn Khắc Huy mà còn là cảm nhận của hầu hết những người đang theo đuổi nghề Bếp. Bạn nên hiểu rằng, mỗi thời khắc trong bếp khi làm ra món ăn ngon cho thực khách là một trải nghiệm mới mẻ, giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.

Hy vọng với những câu nói hay về nghề Bếp mà Vieclamdaubep.vn chia sẻ trên đây sẽ “truyền lửa” giúp bạn gắn bó hơn với nghề.

The post Điểm Danh Những Câu Nói Hay Về Nghề Đầu Bếp appeared first on Việc Làm Đầu Bếp.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Shift Leader Là Gì? Công Việc Của Một Shift Leader

Shift Leader là gì? Là một trong những vị trí quan trọng tại nhà hàng, khách sạn, Shift Leader giúp cho quá trình kinh doanh và phát triển tại nhà hàng, khách sạn trở nên suôn sẻ, đạt kết quả tốt hơn. Đây cũng là nấc thang trong sự nghiệp mà hầu như ai theo đuổi ngành Nhà hàng – Khách sạn đều mong muốn có được.

vị trí Shift Leader Trong cơ cấu tại nhà hàng, không thể bỏ qua vị trí Shift Leader – Ảnh: Internet

Shift Leader là gì?

Shift Leader là tên gọi tiếng Anh của vị trí Trưởng ca/ Tổ trưởng, là người chịu trách nhiệm quản lý công việc và nhân sự trong ca trực của mình. Shift Leader vẫn đảm nhận công việc chuyên môn như các Đầu bếp khác. Tuy nhiên, nhờ có năng lực nổi trội hơn nên họ được chọn làm người giám sát các hoạt động làm việc trong nhóm, từ đó đem lại hiệu quả công việc cho một tập thể.

Tại một vài nhà hàng, khách sạn, Shift Leader sẽ được chia chia nhỏ giúp quản lý dễ dàng trong mỗi ca trực. Ví dụ: Reception Shift Leader, Restaurant Shift Leader, Bar/Pub Shift Leader…

Shift LeaderNhờ có Shift Leader mà hoạt động của bộ phận diễn ra suôn sẻ hơn – Ảnh: Internet

Mô tả công việc của Shift Leader

Phân công công việc

Trong ca làm việc của mình, Shift Leader chịu trách nhiệm phân công công việc cụ thể: Vị trí làm việc cho nhân viên, điều động nhân viên đến hỗ trợ các bộ phận khác khi cần…

Kiểm tra vệ sinh

Shift Leader thực hiện giám sát và kiểm tra các công tác vệ sinh: Trước, trong và sau mỗi ca làm việc, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động tại nhà hàng.

Kiểm soát máy móc, trang thiết bị

Shift Leader theo dõi, kiểm tra và quản lý số lượng lẫn chất lượng máy móc, công cụ dụng cụ, vật tư, trang thiết bị… thuộc bộ phận phụ trách. Khi phát hiện có sự cố cần báo ngay cho bộ phận phụ trách để giải quyết, đề xuất thay mới nếu thấy cần thiết.

Đào tạo nhân viên

Với các nhân viên mới, Shift Leader sẽ là người có trách nhiệm hỗ trợ đào tạo và giúp cho họ nhanh chóng nắm bắt công việc, hòa nhập vào môi trường làm việc tập thể. Ngoài ra, Shift Leader cũng có nhiệm vụ bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho nhân viên bên dưới giúp nâng cao năng lực của bộ phận mình.

Theo dõi, đánh giá nhân viên

  • Theo dõi hiệu quả công việc, tinh thần nhân viên.
  • Tiến hành đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn.
  • Đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật theo quy định nhà hàng, khách sạn.

Công việc khác

  • Khi nhà hàng, khách sạn cao điểm, có lượng khách đông hoặc nhân viên trong ca nghỉ đột xuất chưa có người thay thế thì Shift Leader sẽ đảm trách nhiệm vụ của người đó, đảm bảo quy trình vận hành trong ca làm việc ổn định.
  • Tiếp nhận và xử lý các vấn đề khiếu nại từ nhân viên, khách hàng trong cá nếu thuộc quyền hạn của mình hoặc báo lên cấp trên để giải quyết.
  • Báo cáo công việc định kỳ.
  • Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên giao phó.

Shift LeaderShift Leader sẽ thay thế vị trí của nhân viên khi họ vắng đột xuất – Ảnh: Internet

Tiêu chuẩn của một Shift Leader

  • Kiến thức, kỹ năng chuyên môn giỏi.
  • Hiểu biết về đặc thù của công việc tại môi trường làm việc, chức năng mỗi bộ phận để đưa ra giải pháp hoạt động hiệu quả.
  • Khả năng quản lý nhân viên tốt.
  • Kỹ năng giao tiếp, lập báo cáo, lên định hướng/ kế hoạch…

Thu nhập và cơ hội nghề nghiệp của Shift Leader

Theo khảo sát mới nhất, lương cơ bản của Shift Leader hiện nay dao động trong khoảng 5 – 8 triệu đồng/tháng. Song song với lương cơ bản thì Shift Leader sẽ nhận được: Trợ cấp, phụ cấp, phí dịch vụ, thưởng… hàng tháng theo quy định tại nhà hàng, khách sạn đó.

Shift Leader có giàu kinh nghiệm quản lý, giỏi chuyên môn luôn được các nhà hàng, khách sạn, đơn vị kinh doanh F&B săn đón. Hy vọng với thông tin mà Vieclamdaubep.vn chia sẻ trên đây, bạn sẽ hiểu được Shift Leader là gì và những yếu tố tạo nên một Shift Leader để có cho mình định hướng phát triển phù hợp.

Tin liên quan

Phụ Bếp Là Làm Gì? Khám Phá Công Việc, Mức Lương Phụ Bếp
Demi Chef Là Gì? Mô Tả Công Việc Và Tiêu Chuẩn Của Một Demi Chef

The post Shift Leader Là Gì? Công Việc Của Một Shift Leader appeared first on Việc Làm Đầu Bếp.

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Cider Là Gì? Khám Phá Những Điều Thú Vị Bất Ngờ Về Cider

Cider là gì? Không chỉ được yêu thích tại Việt Nam mà thức uống này còn được ưa chuộng tại rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hấp dẫn, thơm ngon, có lợi cho sức khỏe khi sử dụng một cách hợp lý lại phù hợp cả nam giới lẫn phụ nữ, không khó hiểu vì sao Cider lại được chào đón nồng nhiệt đến vậy.

Cider là gì? Không chỉ được yêu thích tại Việt Nam mà thức uống này còn được ưa chuộng tại rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hấp dẫn, thơm ngon, có lợi cho sức khỏe khi sử dụng một cách hợp lý lại phù hợp cả nam giới lẫn phụ nữ, không khó hiểu vì sao Cider lại được chào đón nồng nhiệt đến vậy.

Cider - loại thức uống được nhiều người yêu thích Cider – loại thức uống được nhiều người yêu thích – Ảnh: Internet

Đi tìm câu trả lời Cider là gì?

Cider là một loại rượu được sản xuất bằng phương pháp lên men trái cây tươi. Bằng vị ngọt dễ chịu đặc trưng, Cider được biết đến như một lựa chọn lý tưởng cho những ai thích rượu và mê ngọt. Cider truyền thống được lên men chủ yếu từ quả táo và lê. Ngày nay, người ta sử dụng nhiều loại trái cây tươi và nguyên liệu khác như mâm xôi, mật ong… để tạo ra Cider, giúp cho thế giới của Cider phong phú, hấp dẫn hơn.

Cider thường có nồng độ cồn dưới 8,5% và sở hữu vị chua chua, ngọt ngọt khá dễ uống, tuyệt vời nhất là khi dùng chung với một ít đá nên khi thưởng thức Cider, bạn sẽ không lo về chuyện say bí tỉ như những loại rượu khác. Nhắc đến các thương hiệu Cider nổi tiếng, có thể điểm danh một vài cái tên như Magners, Bruntys, Strongbow…

Cider đa dạng hương vị giúp thực khách có nhiều lựa chọn Cider đa dạng hương vị giúp thực khách có nhiều lựa chọn – Ảnh: Internet

Lịch sử Cider

Hiện nay, các nhà ẩm thực học vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm ra đời của Cider. Tuy nhiên, có một cột mốc quan trọng liên quan mật thiết với Cider mà các nhà sử học và ẩm thực học tìm được chính là thời điểm năm thứ 55 TCN. Lúc này, người La Mã đã di chuyển tới nước Anh và ngay lập tức bị thức uống lên men này chinh phục. Kể từ đó, việc sản xuất Cider trở nên phát triển hơn.

Đến đầu thế kỷ IX, việc thưởng thức rượu Cider đã trở thành một thói quen phổ biến với nhiều người. Suốt thời kỳ Trung cổ, việc sản xuất rượu táo tạo nên lĩnh vực công nghiệp quan trọng nhưng sau đó thì chúng nhanh chóng lụi tàn vì những thay đổi khách quan của nền nông nghiệp.

Và rồi vào thế kỷ XX, Cider bắt đầu “hồi sinh” trong thế giới đồ uống bởi nhu cầu thưởng thức rượu lên men từ trái cây mà nhất là táo bắt đầu tăng lên. Sau thời gian đó đến nay, Cider vẫn giữ được sức hút của mình trong thị trường ẩm thực đồ uống.

Tiêu chuẩn của Cider

Các chuyên gia đồ uống người Anh – cội nguồn của Cider cho rằng, một chai Cider tiêu chuẩn cần đảm bảo các yếu tố sau:

– Không sử dụng nước táo cô đặc.

– Dịch trước khi lên men Cider chỉ bao gồm ép trái cây chưa qua thanh trùng.

– Nếu kiểm tra và nhận thấy hàm lượng đường trong trái cây thấp thì có thể bổ sung đường.

– Không sử dụng chất tạo hương, tạo màu; có thể cho thêm nước, tạo ngọt nhưng không vượt quá 10% thể tích sản phẩm.

– Nồng độ cồn tùy theo từng loại mà dao động từ 1,2 – 8,5%.

Cider có nồng độ cồn thấp, phù hợp cho cả nam lẫn nữ Cider có nồng độ cồn thấp, phù hợp cho cả nam lẫn nữ – Ảnh: Internet

Bật mí những điều thú vị khác về Cider

– Sở dĩ Cider được ưa chuộng đến vậy là bởi hương vị cuốn hút và dễ uống. Bên cạnh đó, nồng độ cồn thấp giúp Cider trở thành lựa chọn lý tưởng cho cả nam lẫn nữ. Một chút men chua chua, đăng đắng, ngọt ngọt, nồng nàn của Cider rất phù hợp cho những bữa tiệc từ lịch sự, sang trọng đến thân mật. Người uống thoải mái thưởng thức Cider để tạo nên độ hưng phấn mà vẫn giữ được tinh thần tỉnh táo và kiểm soát bản thân.

– Trái cây, phổ biến nhất là táo sau khi thu hoạch tại nông trường sẽ được mang tới nhà máy sản xuất. Sau đó, người ta sử dụng băng chuyền để nghiền nát, ép trái cây lấy nước nguyên chất rồi đem chúng lên men, ủ trong 2 tuần, thêm hương vị để tạo nên sự đặc trưng.

Sau khi hiểu rõ Cider là gì, có phải bạn cảm thấy Cider rất quen thuộc đúng không? Với bạn, hương vị loại Cider nào khiến bạn mê mẩn nhất? Hãy cùng chia sẻ với Vieclamdaubep.vn ngay nhé.

The post Cider Là Gì? Khám Phá Những Điều Thú Vị Bất Ngờ Về Cider appeared first on Việc Làm Đầu Bếp.